Tiếp địa (tiếp mass) là một trong những bước xử lý nền tảng cực kì quan trọng trong việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống âm thanh. Nó không chỉ đóng vai trò đảm bảo an toàn về điện cho người dùng và thiết bị, mà quan trọng hơn cả là giữ cho âm thanh của dàn máy luôn có được chất lượng và giá trị cao nhất.
Grounding/Tiếp địa là gì? Các thiết bị điện/điện tử khi hoạt động sẽ sinh ra dòng rò. Dòng rò này chạy trên vỏ thiết bị và có khuynh hướng truyền xuống mặt đất. Đây là lí do khi các bạn sờ tay vào vỏ thiết bị sẽ hay bị giật tê nhẹ -> dòng rò truyền qua cơ thể bạn đi xuống đất. Grounding/Tiếp địa là thuật ngữ chỉ phương pháp dẫn truyền dòng rò xuống mặt đất bằng cách đóng cọc xuống đất trong hệ thống điện được các nước Âu, Mỹ sử dụng. Các bạn thấy các ổ cắm của Mỹ gồm 3 chấu thì nó gồm 1 chấu là ground/earth dùng để tải nhiễu xuống đất, hiện tại các ổ cắm của Việt Nam thì chỉ có 2 chấu.
2. Lợi ích của Grounding/Tiếp địa?
Đầu tiên là khi làm tiếp địa xong thì thoải mái bưng bê đồ, không lo sờ vào thiết bị bị giật. Tiếp theo là dòng rò ảnh hưởng cực kì xấu đến các thiết bị audio. Đặc biệt thiết bị càng đắt tiền, càng nhạy càng bị ảnh hưởng nhiều. Do đó, nếu không có đường ground/tiếp địa để các thiết bị xã nhiễu, rò điện thì chất lượng âm thanh sẽ bị ảnh hưởng một cách tiêu cực: nền âm ồn, thiếu độ tĩnh, mất dynamic, mất độ liền lạc giữa các dãi âm…và 1 cái cực kì khó chịu đó là “sibilance” => Tuỳ theo chất lượng grounding/tiếp địa của hệ thống điện nhà của các bác mà các bác có thể giải quyết dc 1 phần hay tất cả các vấn đề trên. Theo kinh nghiệm , thiếu grounding/tiếp địa thì thiết bị mua về chỉ thể hiện được tối đa 70% khả năng.
3 Tác dụng của tiếp địa với hệ thống âm thanh
Với một số loại thiết bị điện, an toàn điện chỉ là mục đích thứ yếu của việc nối đất, đặc biệt là ở các hệ thống âm thanh. Khử nhiễu, làm sạch và cải thiện chất lượng âm thanh mới là mục đích chính được các audiophile hướng đến khi thực hiện tiếp địa cho dàn máy của mình. Như chúng ta đã biết, nguyên nhân cơ bản và cốt lõi kìm hãm hiệu năng của dàn máy, làm giảm đáng kể chất lượng âm thanh và gây ra những tiếng ồn chính là nhiễu.
Khi các tác nhân nhiễu thâm nhập vào dòng điện hay cụ thể hơn là dòng tính hiệu trong mạch, chúng sẽ gây ra hiện tượng nhiễm bẩn, tác động làm thay đổi bản chất của tín hiệu âm thanh, ảnh hưởng đến sự chính xác về âm sắc, tần số và pha thời gian, làm giảm đáng kể chất lượng âm thanh đầu ra, hạn chế đi phần lớn giá trị và khả năng của hệ thống. Việc tiếp địa lúc nào sẽ đóng vai trò khử nhiễu, làm sạch, loại bỏ các thành phần nhiễm bẩn ra khỏi dòng điện nguồn và dòng tín hiệu bên trong thiết bị, từ đó giúp nâng cao hiệu năng của hệ thống và cải thiện rõ rệt chất lượng âm thanh.
Việc xử lý mass bài bản, đúng phương pháp và triệt để sẽ đem lại những hiêu quả rất rõ rệt về mặt âm thanh. Cụ thể, nền âm sẽ trở nên sạch và tĩnh hơn, tiến gần tới trạng thái "đen tuyệt đối". Cũng nhờ đó âm thanh trở nên rõ nét và sống động hơn, âm thanh trở nên chi tiết, giàu sức sống và có độ chính xác rất cao.