Gìn giữ, phát triển nghệ thuật làm gốm của người Chăm

Gìn giữ, phát triển nghệ thuật làm gốm của người Chăm Đăng ngày 26-05-2025

Trước thực trạng đó, năm 2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Quyết định số 2097/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề án bảo tồn và phát triển nghề gốm truyền thống của người Chăm thôn Bình Đức.

Năm 2023, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận có Công văn số 3441/UBNDKGVXNV về việc triển khai thực hiện Chương trình hành động quốc gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể “Nghề gốm truyền thống của người Chăm” được UNESCO ghi danh.

Gìn giữ, phát triển nghệ thuật làm gốm của người Chăm ảnh 4

Tuyên truyền nguy cơ thất truyền nghề gốm người Chăm của thôn Bình Đức cho thế hệ trẻ

Để nghề gốm người Chăm thôn Bình Đức được bảo tồn, ông Bùi Thế Nhân, Giám đốc Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận đề nghị, các sở, ngành và Ủy ban nhân dân huyện Bắc Bình cần phối hợp, thường xuyên mở lớp đào tạo, truyền dạy kỹ năng, bí quyết thực hành nghề gốm cho thế hệ trẻ trong cộng đồng người Chăm địa phương từ nguồn ngân sách phân bố hằng năm của tỉnh, chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác có liên quan.

Bên cạnh đó, tăng cường tổ chức, hỗ trợ cho các nghệ nhân làng gốm Bình Đức học hỏi phương thức và kỹ thuật làm gốm mỹ nghệ phục vụ trang trí và làm quà lưu niệm; tổ chức thực hành, sản xuất để nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.

Gìn giữ, phát triển nghệ thuật làm gốm của người Chăm ảnh 5

Nhiều nghệ nhân lớn tuổi không còn sức để làm nên nghệ thuật làm gốm truyền thống của người Chăm có nguy cơ mai một

Các đơn vị kêu gọi các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư, khai thác để bảo tồn, phát triển nghề gốm và vừa phục vụ phát triển du lịch.

Mặt khác, Nhà nước có chính sách ưu đãi, khuyến khích các đơn vị này. Đặc biệt, các ngành, địa phương đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm gốm thành sản phẩm hàng hóa có tính thương mại và giá trị tăng cao.

Cùng với đó, các ngành triển khai việc quy hoạch, mở rộng vùng nguyên liệu, bãi nung gốm truyền thống gắn với xây dựng lò nung gốm mỹ nghệ bảo đảm tính hợp lý cho nghề gốm tồn tại và phát triển bền vững về lâu dài.

Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bình Thuận Bùi Thế Nhân cho hay, quy hoạch khu đất phù hợp tại thôn Bình Đức để xây dựng nhà trưng bày sản phẩm gốm, kết hợp trình diễn nghệ thuật làm gốm, nung gốm và các loại hình nghệ thuật truyền thống của người Chăm phục vụ du khách tham quan.

Các đơn vị nghiên cứu, phối hợp với Ban Quản lý Trung tâm Trưng bày văn hóa Chăm xây dựng phát triển mô hình du lịch cộng đồng thu hút du khách tìm hiểu, nghiên cứu, khám phá quy trình làm gốm, trải nghiệm và gốm Chăm.

Tăng cường các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch, xây dựng và phát triển các tuyến du lịch để thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá, trải nghiệm làng gốm người Chăm của thôn Bình Đức.

GỌI MUA HÀNG (9H - 18H)

0797969179 Tất cả các ngày trong tuần

ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN MỚI

THEO DÕI CHÚNG TÔI

Thiết kế website bởi Thiết kế web bởi NHANH.VN Nhanh.vn

Về đầu trang
loading